Giỏ hàng của bạn trống!
Vận chuyển
Vận chuyển toàn quốc
Các cuộc tranh luận giữa các nhà âm nhạc học, tâm lý học, thẩm mỹ học cùng với những nghiên cứu của các nhạc sỹ hiện vẫn còn tiếp tục. Điều này đã cho thấy rõ ràng là các vấn đề về ý nghĩa và sự truyền tải trong âm nhạc đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Ý nghĩa của âm nhạc hiện nay đã trở thành đề tài tranh cãi không có hồi kết, mà phần lớn bắt nguồn từ những bất đồng về nội dung truyền tải của âm nhạc, còn sự mơ hồ trong tranh cãi có thể phần lớn là do chưa nắm rõ được bản chất của ý nghĩa chính của nó và cũng như chưa định nghĩa được rõ ràng nó là gì.
Âm nhạc là một “ngôn ngữ riêng biệt” chứ không phải là một “ngôn ngữ phổ quát”. Có rất nhiều ngôn ngữ và phương ngữ âm nhạc và chúng chỉ khác nhau tuỳ theo nền văn hoá hay theo kỷ nguyên trong cùng một nền văn hoá và thậm chí ngay cả trong cùng một kỷ nguyên và cùng một nền văn hoá. Người Việt phải học để hiểu được âm nhạc của các nước Phương Tây cũng giống như họ hay như một quốc gia nào đó phải học mới hiểu được tiếng Việt hay văn hóa Việt trong xu thế hội nhập chung toàn cầu hiện nay. Một người nào đó cho dù đã quen thuộc với truyền thống âm nhạc Tây phương hiện đại thì cũng nên tập nghe và chơi nhạc thời Trung Cổ, cũng y như ta phải xem xét tìm hiểu hay đọc nhiều và tập nói ngôn ngữ thời nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần hay nhà Nguyễn... nếu như muốn tìm hiểu lịch sử của đất nước mình một cách thấu đáo, chi tiết.
Cho dù ngay cả trong cùng một nền văn hoá và trong cùng một thời đại, thì việc một phong cách âm nhạc, dù đã được mọi thành viên thuộc nền văn hoá đó ủng hộ, thì đó cũng chỉ là một ngoại lệ chứ chưa phải là quy luật chung. Bằng chứng là trong văn hoá của chính họ mà các tín đồ âm nhạc “nghiêm túc” sẽ rất khó mà hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của nhạc Jazz, Rock hay Pop… và ngược lại.
Tuy vậy, cho dù đã được công nhận tính đa dạng trong ngôn ngữ âm nhạc, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng trong ngôn ngữ này còn có những đặc tính chung quan trọng. Và đáng lưu ý hơn là nó rất ít khi được quan tâm, nhưng thực ra đó chính lại là bản chất cú pháp của các phong cách âm nhạc khác nhau. Sự tổ chức các dạng thức âm thanh thành một hệ thống các quan hệ xác suất và các giới hạn trong việc kết hợp âm thanh, đó chính là tất cả những đặc tính chung của ngôn ngữ âm nhạc.
Thực ra việc đem âm nhạc Phương Tây vào nội dung giáo dục khai phóng ở nước ta vẫn đang được quan tâm và đồng thời cũng không hề xem nhẹ đối với âm nhạc học dân tộc truyền thống (*) và cả những nỗ lực đưa nghệ thuật âm nhạc vào trong các bộ môn văn hoá lịch sử khác, chính vì thế nên đã khiến cho các vấn đề trên càng trở nên cấp thiết. Chính vì những nhu cầu này cũng như các nhu cầu đặc thù âm nhạc mà chúng tôi sẽ đề cập và chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu lĩnh vực này.
Vì nghiên cứu này đã dựa vào kết quả nghiên cứu của khá nhiều lãnh vực khác nhau, cho nên chúng tôi có lẽ cũng cần phải nhấn mạnh rằng “các cơ sở lý thuyết mà chúng tôi trình bày cũng như những phản biện trong quyển sách này, đã được rút ra từ việc nghiên cứu âm nhạc chuyên sâu và cũng mang một số khái niệm về triết học chứ không phải đơn thuần là nghiên cứu thẩm mỹ học hay tâm lý học. Và nội dung quyển sách này cũng là kết quả của nhiều công trình khác của các học giả âm nhạc và các nhạc sĩ mà chúng tôi đã sưu tầm và học hỏi được” Cho dù đóng góp có hạn chế hay không có vai trò đóng góp nào trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết của chúng tôi, nhưng công trình của các nhạc sĩ và các nhà âm nhạc học, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc học so sánh, cũng chính là nguồn cung cấp các bằng chứng quan trọng mà chúng tôi sẽ trình bày ở trong quyển sách này.
Hơn nữa, vấn đề mà chúng tôi quan tâm là tính đúng đắn của các lý thuyết và chất lượng các lập luận, cũng như những phản biện và đây cũng chính là cơ sở để đánh giá. Tuy vậy, dù trong quyển sách này có những đoạn mà nội dung có phần nghiêng về triết học âm nhạc, có những luận đề và luận điểm khá mơ hồ với những mệnh đề ý chồng ý, nhiều tầng nhiều lớp và cũng khá trừu tượng, nhưng chúng tôi cũng luôn tâm niệm rằng, cố gắng diễn đạt làm sao cho thật dễ hiểu với những độc giả chưa có hiểu biết căn bản về triết học. Và chúng tôi cũng mặc định rằng những độc giả nào đã có kiến thức về âm nhạc đều có thể tự kiểm chứng các lập luận vốn rất trừu tượng mơ hồ này. Và chúng tôi cũng luôn chú trọng đến việc giải thích rõ ràng bản chất của sự lôi cuốn hay sự ràng buộc đối với âm nhạc và nếu không được như vậy thì mọi nỗ lực và thời gian để đọc sách này sẽ không có hiệu quả.
Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.