Giỏ hàng của bạn trống!
Vận chuyển
Vận chuyển toàn quốc
Bản thánh ca vọng mãi tập hợp 19 truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Trọng Luân - một cây bút có “số má” với những tác phẩm viết về chiến tranh và người lính.
Xuyên suốt 19 truyện ngắn, Nguyễn Trọng Luân để lại một dư âm vọng mãi về một thời đã xa. Tác giả kể chuyện rất có duyên, cứ thầm thĩ những câu chuyện về mình, về đồng đội, về những góc khuất số phận bên cạnh ông, hoặc giả ông nhìn thấy, cảm thấy…
Đó là thứ Mùi trâu ám, một đám trẻ trâu quen thân đến mức thuộc từng nết người, nết trâu của nhau đến cả cái cách “yêu” rất trâu bò của chúng. Mà người có số phận người, trâu có số phận trâu, phận nào cũng một hồi kết – đọc mà cứ hoang hoải, nao nao.
Vợ người anh hùng lại đề cập đến một khía cạnh khác của thân phận phụ nữ. Một người vợ chân quê tiễn chồng ra sa trường, anh chiến đấu và hi sinh, nhưng khác với đồng đội của anh, anh hi sinh nhưng được phong anh hùng - bắt đầu những biến cố đổ lên vai người vợ. Trong cái nồng nã của ngôi nhà cũ, giường cũ mỗi khi tạnh mưa lúc nào cũng dậy tình ấy, giữa những con mắt xoi mói của xóm làng ấy chị phải sống sao?
Lại Chuyện đò dọc, Giếng tang, Chuyện nhà quê, Ruộng lầy… hằn lên những phận người. Họ khao khát sống, yêu nhưng cuộc đời họ mang nặng dấu chân thời cuộc, vậy họ đã sống, đã yêu thế nào?
Những ngày tháng tư, Chuyện lính 40 năm sau mới kể, Ba người bạn lính, Hạ sỹ… là một mạch truyện về người lính – Ông hồn nhiên như mọi người lính chân thực khác, cứ vô tư kể cho nhau nghe những câu chuyện “đời nhau” mà nghe như thành giai thoại, đáng cười đấy mà đắng đót làm sao!
Dường như các nhân vật của Nguyễn Trọng Luân là thật, không gian, tình huống, sự kiện có thật nên tác phẩm đã tạo nên quyền lực của sự thật – quyền lực cao nhất kiến tạo những bản hùng ca, bi ca của con người mà không phải dựng tượng, tô son!
Trân trọng giới thiệu đến độc giả!
Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.