Giỏ hàng của bạn trống!

Điển Tích Văn Học

Tình trạng: Còn Hàng
270,000đ 360,000đ

NXB Thanh Niên
Tác giả: Tố Hoài

Năm xuất bản: 2021

ISBN: 9786049979743

Là cuốn sách mang tên ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC đầu tiên xuất hiện trên văn đàn.
Khác với những cuốn Điển cố Văn học (ví dụ của tác giả Đinh Gia Khánh chủ biên và cộng sự).

Lời Tựa sách, trích dẫn các định nghĩa về Điển tích: “Điển tích là sự việc được chép trong kinh sách cũ”- (Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội -1977). Hay “ Điển tích: Câu chuyện đời trước được dẫn lại một cách cô đúc. ”– (Từ điển Tiếng Việt 2011, Vietlex-Trung tâm Từ điển học Nxb Đà Nẵng).

Tác giả mượn lời Nhà văn Anh, Samuel Butler (1612-1680) : “ Định nghĩa là bao quanh mảnh đất mơ hồ của tư tưởng bằng bức tường từ ngữ.

Thường ngày ta xử dụng nhiều từ ngữ. Đôi khi hiểu nghĩa bóng mà quên nghĩa thực của nó. Ví dụ do dự, hy sinh, lãnh tụ, ngựa quen đường cũ, tầm thường… Ngày nay cũng đã hình thành nhiều điển tích mới từ “…bề dày lịch sử đậm đặc chiến công. Những tên đất, tên người, sự việc, cố kết với những kỳ tích lịch sử và cả truyền thuyết. Nhiều điển nhiều tích được đưa vào trang sử chói lọi hay trên các ấn phẩm chuyên ngành, rồi xử dụng rộng rãi trong văn học”. Tác giả Tố Hoài đã chọn đưa vào sách.

Cấu trúc sách, tác giả đã chia theo mẫu tự A, B, C…. V,X, Y. theo chữ đầu của tên mỗi điển tích. Phần mục lục chỉ ghi mục lục tên người trong điển tích, kèm các số trang liên quan.

Sau mỗi điển tích, tác giả nêu ví dụ mà nhà văn, nhà thơ đã sử dụng.

Xin giới thiệu mỗi ngày một  điển tích văn:

A Di Đà Phật
Tiếng Phạn (Sanskrit) : Amitabhâ Buddha.
A: vô, không. Di đà: lượng.
Tên hiệu của Phật: Sáng suốt vô cùng. Thọ vô hạn.
Kinh A Di Đà: Có một thế giới gọi Cực Lạc. Ở đấy có một vị Phật tên Di Đà. Cực lạc thế giới là nước của A Di Đà Phật. Nơi chỉ có điều vui sướng mà không có điều khổ hạnh.
Nguyễn Công Trứ (1778-1858), hiệu Hy Văn. Người làng Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh – Câu đối:
Xin chứng minh cho, Nam vô A Di Đà Phật
Có giám sát đó, Đông trù tư mệnh táo quân!

Âu Cơ
Con vua Đế Lai giống như Tiên ở động Lăng Dương (Thanh Thủy, Phú Thọ). Nàng có y thuật tuyệt vời thường đi khắp nơi chữa bệnh cho những người nghèo khó. Có lần gặp quái vật được Lạc Long Quân đánh quái cứu nàng.
Lấy Lạc Long Quân, sinh bọc trăm trứng. Nở trăm người con trai. Bà đem 50 người con về trang Hiền Lương (Hạ Hòa, Sơn Tây) khai hoang trồng lúa, trồng dâu, dệt vải… mở rộng ruộng nương…. Cuối cùng mẹ Âu Cơ về sống ở Hạ Hòa.
Ngày 25 tháng Chạp năm Nhâm Thìn bà trở về Trời.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, (Hải Dương) sinh 1943. Người làng Ưu Điềm, Phong Điền, Thừa Thiên – Đất nước :
Đất là nơi chim về. Nước là nơi Rồng ở.
Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.

Âu Lạc
Năm Giáp Thìn (257trCN), Hùng Duệ vua Hùng thứ 18 của Lạc Việt và Thục Phán thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt đánh thắng cuộc xâm lược nhà Tần. Hợp hai bộ tộc thành nước Âu Lạc. Hùng Duệ giữ ngôi vua. Sau này truyền cho dũng tướng trẻ Thục Phán. Thục Phán xưng An Dương vương. Kinh đô lPhong Khê. Rồi đô chuyển xuống đồng bằng, xây thành Cổ Loa, thuộc Đông Anh, Hà Nội.
Năm 221trCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung nguyên, đến 218trCN bắt đầu đánh Âu Lạc. Chưa thắng, y bị chết.
Đầu đời Hán, viên huyện lệnh Triệu Đà của nhà Tần, người gốc Chân Định, Hà Bắc (Trung Quốc) còn sót lại tiếp tục mưu đồ thôn tính nước Âu Lạc. Âu Lạc bị mất vào tay Triệu Đà năm 179 trCN.
Nhà thơ Bằng Việt (Nguyễn Việt Bằng) sinh 1941. Người Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội – Gương mặt:
Cha ông ăn miếng trầu từ Âu Lạc, Văn Lang,
Dạy giữ lấy sắc tươi của nghĩa tình thắm đỏ.

0

0 đánh giá

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.