Giỏ hàng của bạn trống!
Vận chuyển
Vận chuyển toàn quốc
Khải Vi Về Cõi Vô Hình
Dõi theo hành trình chữ, nghĩa của nhà thơ Vũ Đức Tô Châu, thì “trăng” có vẻ chiếm giữ một tỷ lệ đáng kể. Thí dụ trong bài “Luân khúc cổ cầm”, mấy câu mở vào bài thơ (khá dài), đã là: Đêm nguyệt vàng/ Thu tàn trước ngõ/ Trăng chờ ai mờ tỏ bên trời/ Điệu cổ cầm thổn thức chơi vơi. Nhưng khi qua tới bài “Chờ tình”, viết theo thể lục bát, Vũ Đức Tô Châu lại cho trăng của ông cảm, nhập tính thiền:
Ta còn say chén hoàng hôn/ Vầng trăng đã tịnh trên cồn bãi xưa. Và đây, một vầng trăng khác nữa, cũng đi ra từ cõi giới thi ca của Vũ Đức Tô Châu. Nhưng đó là “Trăng rơi đáy nước hồ không động” trong bài thơ nhan đề “Chớm rụng” chỉ có bốn câu. Vô tình dung chấp cùng lúc hai đặc tính liên tưởng nghịch và liên tưởng xuôi: Trăng rơi đáy nước hồ không động/ Trên bến lòng ta muôn sóng xô/ Mắt đượm u hoài thu chớm rụng!/ Sương khói gieo hồn rưng lá khô. Dường như chỉ với Trăng, một hình ảnh quen thuộc tới nhàm chán, cạn kiệt “khí huyết” đã lâu được nhà thơ cố gắng, gắn cho nó một “hồn tính” khác, mà ngay cả với những hình ảnh cũng đã từng được thi ca tận tình khai thác là cây nến. Thi ảnh đó cũng được ông cho nó tương quan lạ Thay vì viết “lệ nến” hay “tim nến”, thì Vũ Đức Tô Châu viết: Đêm mở ngõ tàn canh vầy nến nát. (Trích “Luân khúc cổ cầm” ***). Tôi không nghĩ, tôi hiểu rõ động từ “vầy” trong câu thơ “vầy nến nát” của ông. Nhưng hiển nhiên, đây là một cụm từ ít thấy hoặc, chưa từng thấy trong thơ ca của chúng ta.
Tuy nhiên dù ông có hí lộng chữ, nghĩa thi ca của ông qua những kênh, mạch lãng mạn như một đối lực với thực cảnh hôm nay, thì, ông vẫn không che đậy, không sử dụng dung lượng cám dỗ của tình yêu cao độ để phù du, hoặc để nguôi ngoai những vết thương cuộc đời lở loét tử sinh, trơ bày nhục thể. Tôi nhìn ra khía cạnh này trong thơ Vũ Đức Tô Châu qua những câu thơ: Mùa xuân ta ngắm biển/ Núi sông buồn miên man/ Biển ngoài kia bật khóc/ Có ai sầu quan (Trích Mùa xuân ta ngắm biển)
Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.