Giỏ hàng của bạn trống!
Vận chuyển
Vận chuyển toàn quốc
“Ngoại trừ Truyện kể Genji (1010) và Don Quixote (1605) không có tiểu thuyết nào trước đây trong nền văn chương thế giới có lối viết điêu luyện tương đương với Kim Bình Mai”.- NXB Đại học Princeton
Dựa vào câu chuyện từ hồi 23 đến hồi 26 trong Thủy hử của Thi Nại Am, Kim Bình Mai đã thoát khỏi lối viết truyền thống “dụng văn vận sử” để đi sâu miêu tả chi tiết cuộc sống tội ác và trụy lạc của các nhân vật như Tây Môn Khánh, Phan Kim Liên… Đây là bút pháp hiện đại đến kinh ngạc vào thời điểm đó, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa. Cho nên, dù Kim Bình Mai có lúc bị cho là dâm thư, bị dìm xuống tận đáy của nền văn học sùng Nho thì nó vẫn đứng vững trên văn đàn, xứng đáng với mĩ hiệu “đệ nhất kỳ thư”.
Thông tin tác giả:
Đến nay người ta vẫn chưa rõ tác giả bộ tiểu thuyết Kim Bình Mai là ai mà chỉ biết đó là một người sống vào thời nhà Minh, lấy bút hiệu Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh (thầy cười ở Lan Lăng). Có nhiều giả thuyết cho rằng đó có thể là một trong các danh sĩ Hân Hân Tử, Vương Thế Trinh hay Lý Khai Tiên... nhưng dù có là ai thì bằng bộ tiểu thuyết xã hội Kim Bình Mai của mình, Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh cũng đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với bút pháp mới lạ, nội dung sinh động vượt ra khỏi câu chuyện rút ra từ Thủy hử.
Thông tin dịch giả:
Nhà Hán học Nguyễn Quốc Hùng sinh ra trong một gia đình danh giáo, có thân phụ từng giữ chức đốc học tỉnh Hải Dương. Năm 1969, khi chỉ mới 31 tuổi, ông đã công bố cùng một lúc bản dịch hai bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là Hồng Lâu Mộng và Kim Bình Mai. Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm biên khảo và dịch thuật quý giá khác như Trung Quốc toàn sử, Lịch sử Văn hóa Trung Hoa, Lịch sử tiểu thuyết Trung Hoa, Hán Việt tân từ điển… Năm 2003, Nguyễn Quốc Hùng qua đời tại Canada, để lại một số tác phẩm vẫn chưa kịp xuất bản.
Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.