Giỏ hàng của bạn trống!

Văn học dân gian là gì?

24/07/2020

Văn học dân gian là gì? Văn học dân gian là một trong những thể loại văn học mà hầu hết mọi người đều biết tới nhưng vẫn còn nhiều những khái niệm khác nhau về thể loại văn học này. Vậy khái niệm về văn học dân gian được định nghĩa như thế nào và một số những nét đặc trưng trong thể loại này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin để bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Văn học dân gian là gì? Những nét đặc trưng cần biết

Văn học dân gian được khái niệm là một sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp người dân và được phát sinh từ thời kỳ công xã nguyên thủy, quá trình phát triển qua nhiều thế kỷ, qua nhiều thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.

Ở Việt Nam, có 3 thuật ngữ được xem là tương đương nhau đó là: Văn học dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân và Folklore văn học.

Một số ít những khái niệm khác xuất hiện trước những năm 50 như văn học bình dân, văn học truyền miệng, văn học đại chúng. Đến nay, những khái niệm này đã không còn được sử dụng nữa.

Vậy khái niệm về thuật ngữ Folklore là gì? Thuật ngữ này có liên quan gì tới văn học dân gian. Hãy cùng tìm hiểu thêm về thông tin ở nội dung bên dưới.

 

Thuật ngữ Folklore được biết đến do một nhà nhân chủng học người Anh tên là William Thoms định nghĩa với ý nghĩa là những di tích của nền văn học vật chất và chủ yếu đó là di tích của nền văn học tình thần phải kể đến như: Phong tục, tín ngưỡng, những bài dân ca, đạo đức, những câu chuyện kể của một cộng đồng.

Ở Việt Nam, thuật ngữ Folklore được dịch là văn học dân gian với 3 ý nghĩa bao hàm đó là: Nghĩa rộng, nghĩa hẹp và nghĩa chuyên biệt.

  • Theo nghĩa rộng: Bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần do người dân sáng tạo ra. Theo như cách hiểu này, văn học dân gian là một trong những đối tượng của nhiều ngành khoa học, trong đó bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đồng thời đây cũng là đối tượng nghiên cứu của văn hóa học.
  • Theo nghĩa hẹp: Đó là những sáng tạo của dân chúng mang tính nghệ thuật. Trong đó, văn học dân gian bao gồm 3 thành tố là văn học dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian và nghệ thuật diễn xướng dân gian.
  • Theo nghĩa chuyên biệt: Văn học dân gian là gì? Theo thuật ngữ Folklore là hình thức ngôn từ gắn với nhạc, múa, kịch,… do tập thể người dân sáng tạo ra. Cũng có thể sử dụng Folklore để chỉ văn học dân gian đồng thời dùng nó để phân biệt các đối tượng văn học khác.

Phân loại văn học dân gian

Phân loại văn học dân gian thường gồm 3 cấp cơ bản đó là: Loại, thể loại, biến thể của thể loại. Ngoài ra việc phân loại giữa các loại và thể loại còn có một cấp trung gian đó là nhóm thể loại.

1. Loại tự sự:

  • Văn xuôi tự sự bao gồm: Truyền thuyết, thần thoại, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười và truyện ngụ ngôn.
  • Thơ ca tự sự bao gồm: Sử thi, truyện thơ và các loại vè.
  • Các câu nói vần bao gồm: Tục ngữ, câu đố, câu phù chú.

2. Loại trữ tình

  • Thơ ca trữ tình nghi lễ bao gồm: Bài ca nghi lễ sinh hoạt, bài ca nghi lễ lao động, bài ca nghi lễ tế thần.
  • Thơ ca trữ tình phi nghi lễ: Bài cao lao động, bài ca sinh hoạt, bài cao giao duyên.

3. Loại kịch: Bao gồm các loại hình ca kịch và trò diễn dân gian như chèo sân đình, tuồng, múa rối, những trò diễn có tích truyện.

Một số nét đặc trưng của văn học dân gian

Tính tập thể – Một nét đặc trưng trong văn học dân gian

Văn học dân gian thường có 3 nét đặc trưng cơ bản bao gồm: Tính nguyên hợp, tính tập thể và văn học dân gian gắn liền với sinh hoạt của nhân dân.

1. Tính nguyên hợp của văn học dân gian

Văn học dân gian thường được biểu hiện bởi sự hòa hợp của nhiều những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong nhiều các thể loại.

Có thể nói, văn học dân gian là một bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp của văn học dân gian phản ánh tình trạng về ý thức xã hội thời kỳ nguyên thủy, khi mà các lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được gọi là chuyên môn hóa.

Trong các thời kỳ xã hội về sau thì tính nguyên hợp của văn học dân gian vẫn được phát huy về mặt nội dung để có thể phản ánh thực trạng của xã hội hiện tại. Bởi vì, đại đa số bộ phận người dân đều là tác giả của văn học dân gian.

Văn học dân gian là gì? Văn học dân gian thường có 3 dạng tồn tại: Tồn tại trong chính trí nhớ của tác giả dân gian, tồn tại bằng văn tự, tồn tại thông qua diễn  xướng.

Sự tồn tại thông qua diễn xướng là một trong những dạng tồn tại đích thực của nền văn học dân gian. Tuy nhiên, vấn đề là cũng không thể phủ nhận hoàn toàn 2 dạng tồn tại còn lại.

2. Tính tập thể trong văn học dân gian

Văn học dân gian là gì? Văn học dân gian là sự sáng tạo của người dân, nhưng không phải toàn bộ những tác phẩm của sáng tác ra đều là của người dân. Một số điều cần chú ý tới cá nhân và mối quan hệ giữa một cá nhân với một tập thể trong các quá trình biểu diễn.

Tính tập thể trong văn học dân gian thường được nhiều bộ phận người dân biết đến qua quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng nhất đó là tác phẩm đó có được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không và có đạt được những thành tựu trong cộng đồng người dân hay không.

Cái gọi là truyền thống của nghệ thuật dân gian được biết đến là sự sáng tác một cách chớp nhoáng mà không cần phải chuẩn bị trước, một mặt là sự quy định về khuôn khổ cho việc sáng tác.

3. Văn học dân gian – Một loại hình nghệ thuật gắn liền với quần chúng

Văn học dân gian là gì? Đó là sự nảy sinh và tồn tại như một phần hợp thành không thể thiếu trong sinh hoạt của nhân dân. Sinh hoạt của nhân dân chính là một trong những môi trường sống và phát triển của những tác phẩm văn học dân gian.

Những tác phẩm văn học, những bài hát ru gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của gia đình và đại bộ phận người dân. Việc đưa con vào trong giấc ngủ cho đến ngày nay cũng không thể thiểu.

Tương tự đó là những bài dân ca, những nghi lễ, các truyền thuyết gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội,… Từ những đặc tính trên thì văn học dân gian được biết đến là một loại hình nghệ thuật đa chức năng và nó cũng là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: